I - CẤU TẠO CỦA MẮT1. Cấu tạo.

Bạn đang xem: Sự điều tiết của mắt có tác dụng

Mắt có nhiều bộ phận, hai bộ phận quan trọng nhất là thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc).Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay gian ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi. Trong sinh học, cơ vòng này còn được gọi là cơ thể mi.Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì sẽ xuất hiện “luồng thần kinh” đưa thông tin về ảnh lên não.2. So sánh mắt và máy ảnh.Những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh: Đều có một bộ phận với vai trò như một thấu kính hội tụ để thu ảnh (đó là vật kính hoặc thể thủy tinh) và một bộ phận để hứng ảnh, đó là phim hoặc màng lưới.Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.II - SỰ ĐIỀU TIẾTKhi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó hiện rõ nét trên màng lưới. Thực ra, lúc đó cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã phải co giãn một chút, làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. Quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt. Sự điều tiết xảy ra hoàn toàn tự nhiên.III - ĐIỂM CỰC CÂN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN1. Điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn (kí hiệu là Cv). Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn.2. Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu là Cc). Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận (hay khoảng thấy rõ ngắn nhất).IV - VẬN DỤNGC5.Một người đứng cách một cột điện 20 m. Cột điện cao 8 m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2 cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới là bao nhiêu?Bài giải:
*
Trên hình ta biểu diễn cột điện bằng đoạn AB (AB = 8 cm); O là thể thủy tinh (OA = 20 m); A"B" là ảnh cột điện trên màng lưới (OA" = 2 cm). Ta có:$\frac{{A"B"}}{{OA"}} = \frac{{AB}}{{OA}} = > {\rm{ }}A"B" = AB\frac{{OA"}}{{OA}} = {\rm{ }}0,8{\rm{ }}cm$C6. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?Bài giải:Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.* Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.* Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.* Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.* Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.

Xem thêm: Top 10 Truyện Về 12 Cung Hoàng Đạo Hoàn, 12 Chòm Sao

* Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.