Có những sự tình cờ mà như duyên nợ tiền kiếp. Ca sĩ, NSND Lê Dung trở thành người bạn thân thiết của những người làm báo Báo Quân đội nhân dân (QĐND) Thứ bảy (nay là QĐND Cuối tuần) rất tình cờ, ngẫu nhiên...

Bạn đang xem: Mối tình của lê dung và hồng thanh quang


Mùa hè năm 1990, Lê Dung tốt nghiệp nhạc viện ở Liên Xô về. Khi đó chị là một nghệ sĩ của quân đội, sau quá trình tu học, biểu diễn và đua tài ở các cuộc thi quốc tế theo dòng nhạc opera, chị cần tổ chức một buổi biểu diễn báo cáo kết quả quá trình học tập ở Liên Xô với cơ quan chức năng thuộc Tổng cục Chính trị. Anh Nguyễn Phúc Ấm, Trưởng phòng Bạn đọc Báo QĐND lúc đó, là người quen của Lê Dung, đã nhờ tòa soạn Báo QĐND tổ chức buổi biểu diễn tại hội trường tòa soạn, số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Và nhà báo, Thượng úy Hồng Thanh Quang, biên tập viên trẻ nhất và cũng duy nhất chưa lập gia đình của Phòng Báo QĐND Thứ bảy được “cử” đi đón Lê Dung. Lý do rất đơn giản, theo anh Nguyễn Phúc Ấm, đó là vì Hồng Thanh Quang cũng học ở Liên Xô về và có vẻ như rất thích tiếp xúc với các ca sĩ (!) Trước đó, hai người chưa từng gặp nhau trong đời thực bao giờ, trái với những đồn đại sau này thêu dệt… Ai ngờ, đó như là “cuộc gặp gỡ định mệnh”…

Nhiều năm sau, nhà thơ Hồng Thanh Quang trong một bài báo đã kể lại câu chuyện như sau:

“Tôi còn nhớ ấn tượng đầu tiên khi gặp chị. Hồi đó chị mới tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky ở Moscow về, người đàn bà đang ở độ chín của tài năng và tuổi tác, quyến rũ và rất đỗi nồng nàn trong cái mùa hè đầy tiếng ve và nắng của Hà Nội. Mới gặp lần đầu, tôi thấy chị rất lạ nhưng lại có cảm giác rất gần gũi, như thể chúng tôi từng quen biết nhau từ lâu lắm, mặc dù nói cho cùng, cho tới thời điểm đó, tôi cũng chưa mấy để ý đến giọng ca của chị. Khi chị bắt đầu nổi tiếng thì tôi đi học ở nước ngoài, còn khi tôi về nước làm việc thì chị đã sang Nga du học…

Mới quen thôi nhưng tôi và chị đã thân nhau ngay. Và chị đã kể cho tôi nghe về cuộc đời của chị, những buồn vui, được mất của một cô bé đam mê, chân thành và quyết liệt của vùng biển Quảng Ninh dấn thân vào nghiệp cầm ca.

*
*
*
*
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung

Không ở đâu và không khi nào sự khẳng định tài năng của các nghệ sĩ lại là dễ dàng cả-ánh đèn sân khấu chói chang làm nhòa đi bao nhiêu đoạn trường, đắng cay, thậm chí tủi nhục mà họ phải chịu trong hành trình chông gai lên đỉnh vinh quang. Cái giá phải trả cho vinh quang trên sàn diễn lắm khi thường rất đắt mà không phải một tính cách mộng mơ nào cũng chịu đựng nổi.

Tôi không để ý lắm tới những chuyện riêng tư mà chị đã trải qua (những cái đã qua rồi thì có ý nghĩa gì với hiện tại?!) nhưng tôi lại vừa mừng và vừa thầm lo cho chị khi chị nói với tôi rằng, chị muốn lập gia đình để thôi phải long đong. Chị nghĩ rằng, với một người đàn ông thật tốt tính, yêu chị hết lòng, đủ sức lo lắng cho chị mọi thứ là chị có thể yên tâm mà sống... Đã trải qua không chỉ một mối tình nghệ sĩ, đắm đuối có, bạo liệt có, e dè gượng nhẹ có, chị cảm thấy mình không thể tiếp tục phiêu lưu...”.

Buổi biểu diễn thành công ngoài sự tưởng tượng, mặc dù hội trường Báo QĐND không thiết kế nhằm biểu diễn nghệ thuật có chất lượng cao. Hôm đó, Lê Dung mặc một bộ váy màu xanh lộng lẫy. Chị hát đủ các thể loại, từ các aria trích đoạn trong các vở opera kinh điển đến những ca khúc trữ tình và hành khúc… Rất nhiều khán giả đã bàng hoàng trước giọng ca tuyệt đỉnh và thực sự rất hiếm có của nền thanh nhạc nước nhà. Nhà thơ Hồng Thanh Quang cũng cảm thấy xúc động và mặc dù giữa hai người khi đó chưa hề có chuyện “tình trong như đã” nhưng anh vẫn viết một bài thơ mang tên “Khúc ca” tặng Lê Dung. Và bài thơ này đã được đăng ngay trên QĐND Thứ bảy số ra gần nhất. Chỉ sau này, khi mọi chuyện xảy ra trong đời thực, nhiều người mới nhìn thấy trong bài thơ đó những linh cảm gần như mang tính định mệnh:

Em tình cờ dễ thương

Rơi xuống đời anh

Bỗng thành tia chớp xanh

Bỏng rát

Anh chìm vào tiếng hát

Từ tất cả em dâng

Hà Nội trưa nay nắng chang chang

“Đêm đông” theo em về tê buốt.

Những chú ve mùa hè ngơ ngác

Vội ngừng tiếng giữa vòm cao.

 

Ta nghĩ ra nhau tự lúc nào

Em qua với ai ai, anh qua cùng ai nữa.

Những hạnh phúc như say, những mảnh đời tan vỡ,

Đã bao giờ ta thấy hết nhau đâu.

 

Chỉ mơ hồ thấp thoáng cảm về nhau

Tiếng em hát vô hình như hơi thở.

Môi khô khát anh hôn vào không khí

Đã bao giờ chạm tiếng em chăng?

 

Thì đừng tiếc những năm những tháng

Trái tim mười tám tuổi đã ai hôn,

Thì đừng xót ngày xa đã sống

Một phần nhau ở giữa ai người.

 

Đừng để đó chỉ là ảo giác,

Tan hát rồi, em lại vẫn em thôi,

Nhưng dù đó có là ảo giác

Anh vẫn yêu em như lần cuối trong đời,

 

Yêu như lao xuống dòng nước xoáy,

Giữa trời rơi không chịu mở dù.

Xem thêm: Vẽ Tranh Đề Tài Ước Mơ Của Em Lam Tiep Vien Hang Khong, Vẽ Tranh Đề Tài: Ước Mơ Của Em

Anh chỉ lo những chú ve nhỏ bé

Sau em, còn đủ sức hát vô tư?

Từ bài thơ đó đã nảy nở tình yêu. Và đã biến Lê Dung thành một người bạn đồng hành rất chung thủy của QĐND Thứ bảy, một người bạn nhiệt tình của tập thể các nhà báo ở đây… Họ hiểu thêm chị và trân trọng tài năng của chị. Chị cũng yêu quý họ thêm… Nhà thơ Hồng Thanh Quang nhớ lại:

“Chưa biết Lê Dung lâu nhưng nghe chị hát rồi, tôi đã mang máng hình dung, một người đàn bà như chị lẽ nào lại dễ chịu an phận. Tôi từng nghe nhà văn Chu Lai kể về ấn tượng mạnh nhất và sâu đậm nhất mà Lê Dung từng tạo nên trong lòng ông nhà văn đặc công tóc xoăn và lúc nào cũng ăn sóng nói gió này. Chuyện xảy ra sau năm 1975, một nhóm các ca sĩ trẻ đầy triển vọng của miền Bắc vào Nam biểu diễn. Trong nhóm có hai nữ ca sĩ sáng giá nhất là Lê Dung và một mỹ nhân khác. Chu Lai kể, mỹ nhân kia lúc đi tay không, lúc về Hà Nội tay xách nách mang toàn đồ điện tử mà nàng nhờ cái duyên 36 phố phường của mình đã khiến các hảo hớn Nam Bộ bốc giời mua tặng. Còn Lê Dung, khi đi có không ít tiền lộ phí nhưng lúc về tay không, chỉ mang theo mình những bồng bột đắm đuối tình cảm… Chị bao giờ cũng thế, sau này khi ở đỉnh vinh quang, biểu diễn ở nước ngoài nhiều, ai cũng tưởng chị phải rất giàu có. Nhạc sĩ Thuận Yến năm 1990 từng nói với tôi: “Lê Dung á? Bây giờ mở tủ ra chắc tiền rơi ào ạt. Đi nước ngoài nhiều như thế, lại có người hâm mộ như thế!”. Nhưng thực tế thì Lê Dung luôn lụy tình hơn các thứ khác. Cho tới năm 1991, chị vẫn phải tá túc trong một căn phòng nhỏ của Trường Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội) ở khu Mai Dịch. Khi chị bước lên xe hoa lần cuối, trong túi chị chỉ có đúng một tờ 100USD nhưng chị vẫn cắn răng từ bỏ một tương lai nhung lụa vung vinh để đi theo tiếng gọi có lẽ là hoang dã của trái tim mình…

Ngay cả trong những tính toán tưởng như tỉnh táo nhất, Lê Dung vẫn nồng nàn một khát vọng đầy tính ảo tưởng về một trường hợp độc nhất vô nhị, vô tiền và khoáng hậu, của một tình yêu đích thực. Chị hay có cảm giác rằng, tiếng hát vang lên từ trái tim giông bão của chị có thể tạo nên một sức mạnh siêu nhiên lọc sạch cõi trần và nhờ thế, chị sẽ gặp được ý trung nhân duy nhất mà chị vẫn thường ấp ủ trong mơ. Chị kể với tôi về người anh hùng đặc công biển mà chị đã mê đắm đuối khi chị mới bước vào tuổi lớn. Anh thật đẹp trong các ký ức của chị. Tiếc thay, đó cũng đã là một cuộc tình không có hậu. Chị từng không chỉ một lần bị nét long lanh của những tài hoa lôi cuốn nhưng chị đã không sợ dứt bỏ những cái gì mà chị ngộ ra là không hợp với chị. Ngay cả khi chị đã xác định rất tỉnh táo rằng, cần phải lấy một người đàn ông chững chạc, không quá mã thượng nhưng ổn định và có phần “dại gái” thì rốt cuộc lại bị quyến rũ bởi một hồn thơ. Chị đã đánh đổi mọi phúc lộc đời thường đang nắm trong tay để đắm mình vào một cuộc phiêu lưu tình cảm lãng mạn, biến hóa khôn lường và không thể nào biết rõ cuối cùng là hung hay cát…”.

Và một đám cưới hoành tráng đã được tổ chức cũng tại chính hội trường Báo QĐND vào mùa hè một năm sau đó, năm 1991. Dự đám cưới có rất đông các đồng nghiệp của chú rể và cô dâu, có bác Trần Công Mân, nguyên Tổng biên tập Báo QĐND, có Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Phó chủ nhiệm TCmagdalenarybarikova.com…

Tất nhiên, những tình yêu giông bão rất khó tạo ra những cuộc hôn nhân bền vững dài lâu. Nhưng trong cảm xúc “yêu như lao xuống dòng nước xoáy” này đã sinh ra những tình khúc: