Mến chào tất cả các bạn nhé, trong bài viết này mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về một loại linh kiện điện tử khá quen thuộc. Đó chính là tụ điện, là một loại linh kiện mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong hầu hết các loại board mạch điện tử hiện nay. Chúng được sử dụng và ứng dụng rất rất nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo thiết bị điện tử. Và trong các môi trường giáo dục thì chúng cũng được giới thiệu đến khá nhiều. Đó là lý do vì sao nhu cầu tìm hiểu về chúng cũng tăng cao không kém, chính vì lẽ đó mà nếu bạn đang muốn tìm hiểu thì bài viết này sẽ dành cho các bạn. Nội dung chính của bài viết bao gồm tụ điện là gì ? Lịch sử hình thành ? Cấu tạo của tụ điện ? Phân loại và ứng dụng cũng như các thông tin chi tiết liên quan khác.

Bạn đang xem: Em hãy mô tả cấu tạo của tụ điện

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Vui lòng không gọi điện, nhắn tin hỏi hàng. Xin cám ơn !


Tóm tắt bài viết

5 Có các loại tụ điện nào ?5.2 Các cách phân loại khác:5.3 Các kiểu tụ điện thường gặp:6 Các thông số của tụ điện là gì ?7 Cách mắc tụ điện như thế nào ?

Tụ điện là gì ?

Tụ điện là gì ? Trước khi vào nội dung chính thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về loại linh kiện này trước nhé. Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều, sự tích lũy điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều.

*
*

Trong đó:

C: điện dung, có đơn vị là farad ;εr: Là hằng số điện môi hay còn gọi là điện thẩm tương đối (so với chân không) của lớp cách điện;ε0: Là hằng số điện thẩm (ε0 ≈1÷(9*109*4*π)≈8.854187817*10-12);d: là chiều dày của lớp cách điện;S: là diện tích bản cực của tụ điện.

Xem thêm: Những Lời Chúc Tết Bạn Thân 2022 Hay Và Hài Hước, Please Wait

Đơn vị của đại lượng điện dung là Fara . Trong thực tế đơn vị Fara là trị số rất lớn, do đó thường dùng các đơn vị đo nhỏ hơn như micro Fara (1µF=10−6F), nano Fara (1nF=10−9F), picoFara (1pF=10−12F).