Trích dẫn Tài liệu tham khảo trong Nghiên cứu Khoa học, Tiểu luận hay Khóa luận tốt nghiệp sao cho đúng là vấn đề nhiều sinh viên hiện nay đang quan tâm. NewBee xin giới thiệu đến bạn trong bài đăng này 3 kiểu trích dẫn trong Nghiên cứu khoa học phổ biến hiện nay đó là: Trích dẫn kiểu APA, trích dẫn kiểu IEEE và trích dẫn kiểu MLA.

Bạn đang xem: Cách ghi nguồn trích dẫn


Mục lục

1. Trích dẫn Tài liệu tham khảo kiểu APA1.1. Nguyên tắc cơ bản trong trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA1.2. 1 số quy cách trích dẫn tài liệu tham khảo ngay trong văn bản1.3. Quy cách ghi tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê2. Trích dẫn Tài liệu tham khảo kiểu IEEE2.2. Một số quy cách trích dẫn tài liệu tham khảo ngay trong văn bản 2.3. Quy cách ghi TLTK trong danh mục liệt kê3. Trích dẫn Tài liệu tham khảo kiểu MLA3.3. Quy cách ghi tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê
1. Trích dẫn Tài liệu tham khảo kiểu APA

Phong cách trích dẫn kiểu APA (American Psychological Association Style – Hiệp hội Tâm lý học Mỹ) là một hệ thống quy tắc trình bày tài liệu học thuật, văn bản được một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ tạo ra để thiết lập một quy chuẩn sử dụng ngôn ngữ.

Hiện tại, APA là phong cách được công nhận & sử dụng rộng rãi bởi các trường đại học trong nước và thế giới, Phong cách APA thường được sử dụng trong quá trình làm Tiểu luận, Luận văn và Đồ án tốt nghiệp.

1.1. Nguyên tắc cơ bản trong trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA

1.1.1. Về vị trí chú thích trích dẫn

Nguyên tắc cơ bản của trích dẫn kiểu APA (hay còn gọi kiểu “tên tác giả – thời gian”) là:

Dẫn nguồn trong nội dung văn bản – trích dẫn ngay trong văn bản (bài báo, báo cáo, sách) bằng tên tác giả và năm xuất bản, đặt trong ngoặc đơn.Danh mục TLTK nằm chính giữa, ở cuối văn bản và được xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả.

1.1.2. Về tên tác giả

Đối với người nước ngoài

Người nước ngoài thường dùng họ làm danh xưng nên APA quy ước Tên tác giả trong trích dẫn là Họ của tác giả. 

Quy tắc: Họ, chữ cái đầu của phần tên còn lại viết hoa kèm dấu chấm.

Ví dụ: Donald John Trump – khi trích dẫn trong văn bản là Trump

– khi ghi Tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê là Trump, D.J.

Đối với người Việt

Tên được sử dụng trong trích dẫn là Tên của tác giả.

Quy tắc: Tên, các chữ cái đầu của hộ và tên lót viết hoa kèm dấu chấm.

Ví dụ: Nguyễn Bá Hưng – khi trích dẫn trong văn bản là Hưng

– khi ghi Tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê là Hưng, N.B.

1.2. 1 số quy cách trích dẫn tài liệu tham khảo ngay trong văn bản

STT

TRƯỜNG HỢP

Quy cáchVí dụ
1Chỉ có 1 tác giả

Ghi tên tác giả và năm xuất bản, dùng ngoặc đơn

– (Tiến, 2010)

– Smith (2000)

2Có 2 tác giảGhi cả 2 tên tác giả với ký tự “&”

– (Liệu & Tuấn, 2005)

– Smith & Brown (2000)

3Có từ 3 tác giả trở lênChỉ ghi tên tác giả đầu tiên kèm theo cụm từ “và nnk.” (nnk: những người khác) tương ứng “et al.” trong tiếng Anh.

– (Liên và nnk., 1999)

– Thông và nnk, (2001)

– (Black et al., 2015)

4Trích dẫn 1 ý, 1 đoạn từ nhiều hơn 1 nguồnSắp xếp các nguồn theo thứ tự thời gian

Đứng đầu là tài liệu gốc

– (Smith, 1959; Thomson & Jones, 1982; Green, 1990)

– Thanh (1996,2001)

5TLTK đã được chấp nhận xuất bản nhưng chưa inThay năm xuất bản bằng cụm từ “(đang in)”

– Thắng và nnk. (đang in)
6Tài liệu của một cơ quan, tổ chức (không có tác giả cá nhân)

Dùng tên đầy đủ hay viết tắt của cơ quan, tổ chức làm tên tác giả

– (Bộ Công thương, 2010)

– WHO (2015)

7Tài liệu là bài viết trên Internet không có tác giả (cá nhân, tổ chức)Dùng đoạn đầu tên bài (3-5 chữ) thay cho tên tác giả

8Trích dẫn trực tiếp nguyên văn

Ghi thêm số trang vào sau năm

– (Obama, 2014, tr.97-98)

Ví dụ trích dẫn TLTK trong văn bản theo APA

Ví dụ 1: Theo thống kê, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc năm 2000 là 1641 dự án, với số vốn hiệp định 3,68 tỷ USD và vốn thực hiện là 2,92 tỷ USD, đến năm 2005 đã lên tới 65,3 tỷ USD và năm 2007 là 70 tỷ USD (Mỹ, 2007).

Ví dụ 2: Các khảo sát gần đây của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (1998, 2000) đã cho thấy tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn vào các ngành công nghiệp ở nước ta rất lớn. Chẳng hạn, ngành sản xuất bia có thể tiết kiệm 60 – 75% nước, 40 – 60 % điện; ngành dệt có khả năng tiết kiệm khoảng 70% nước, 10-50 % điện; ngành giấy có thể tiết kiệm đến 70-90% nước và 20-25% điện.

1.3. Quy cách ghi tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê

1.3.1. Quy cách 

STTTrường hợpQuy cách
1

Với sách

Tên tác giả (các tác giả hoặc tác giả tập thể). (Năm xuất bản). Tên sách in nghiêng. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

2

Với 1 chương trong sách

Tên tác giả (các tác giả) của chương sách. (Năm xuất bản). Tên chương. Trong Tên chủ bên (Chủ biên), Tên sách in nghiêng (tr. trang số). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

3

Với bài báo trên tạp chí khoa học

Tên tác giả (các tác giả) bài báo. (Năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập in nghiêng (số), trang số. DOI: xx.xxxxxxxxxx (nếu có)

4

Với bài trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị

Tên tác giả (các tác giả) bài viết. (Năm xuất bản). Tên bài viết. Tên kỷ yếu hội thảo, nơi tổ chức, năm tổ chức in nghiêng (tr. trang số). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

5

Với bài trên báo chí

Tên tác giả (các tác giả). (Ngày tháng năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo in nghiêng, trang số.

6

Với luận văn, luận án

Tên tác giả. (Năm in luận văn/luận án). Tiêu đề luận văn/luận án in nghiêng (Luận án tiến sĩ/Luận văn thạc sĩ, Cơ sở đào tạo, Địa điểm).

7

Với tài liệu từ Internet

Tên tác giả (các tác giả). (Năm tài liệu được tạo ra hay cập nhật). Tên tài liệu in nghiêng. Truy cập ngày/tháng/năm, từ http://www……

Lưu ý: 

Nếu không có tác giả thì chuyển tên tài liệu lên trước thay thế tên tác giảĐối với 2 tác giả trở lên:Khi có 2 tác giả: Ghi cả 2 với ký tự “&” ở giữa.Khi có từ 3-5 tác giả: Ghi tất cả tên tác giả với ký tự “&” trước tác giả cuối.Từ 6 tác giả trở lên: Chỉ ghi 3 tác giả và tác giả cuối, ở giữa dùng dấu 3 chấm “…”

1.3.2. Sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo

Các TLTK được xếp thứ tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả (hoặc tác giả đứng đầu trong trường hợp nhiều tác giả).Trường hợp các tác giả có tên giống nhau, xếp thứ tự theo chữ cái tiếp theo trong phần tên.Trường hợp cùng 1 tác giả, xếp thứ tự theo thời gian (năm)

1.3.3. Tài liệu tham khảo bằng ngôn ngữ khác Latin.

Với các TLTK bằng ngôn ngữ khác Latin (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập,…) có thể xử lý theo 2 cách:

Nếu không có bộ gõ tương ứng, phiên âm sang tiếng Latin, đặt phần dịch tên (sách, bài báo,…) sang tiếng Anh hay tiếng Việt trong ngoặc vuông.

Ví dụ: Najm, Y. (1966). Al-qissah fi al-adab Al-Arabi al-hadith . Beirut: Dar AlThaqafah.

Nếu có bộ gõ chữ tương ứng, chỉ phiên âm tên các tác giả sang tiếng Latin, đặt tên gốc trong ngoặc vuông, các thông tin xuất bản khác giữ nguyên ngôn ngữ gốc.

Ví dụ liệt kê danh mục TLTK theo APA

Hương, N. T. L., & Quân, T. T. (2017). Nhận thức của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5D), 79–94. DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4555.

Mỹ, L. V. (2007). Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008). Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.

Anh Vy. (2013). Lo Âu Chim Yến Nhiễm H5N1. Tuổi Trẻ , 18.

Hoài Nam. (14 1 2013). Khi Phụ Huynh Tiếp Tay Cho Sự Vô Cảm Của Trẻ. Truy cập 24 4 2013, từ Dân Trí: http://www.dantri.com.vn

Trần Quốc Vượng. (1996). Theo Dòng Lịch Sử. Hà Nội: NXB. Văn Hóa – Thông Tin.

Leaver, B. L., Ehrman, M., & Shekhtman, B. (2005). Achieving success in second language acquisition. DOI: 10.1017/CBO9780511610431

2. Trích dẫn Tài liệu tham khảo kiểu IEEE

Phong cách trích dẫn kiểu IEEE (Institute for Electrical and Electronics Engineers – Viện Kỹ sư Điện và Điện tử – 1 tổ chức nghề nghiệp thế giới). Trích dẫn kiểu IEEE khá phổ biến trong các lĩnh vực kỹ thuật.

2.1. Nguyên tắc cơ bản trong trích dẫn Tài liệu tham khảo kiểu IEEE

Nguyên tắc cơ bản của trích dẫn kiểu IEEE (hay còn gọi kiểu “số trong ngoặc vuông”) là:

Dẫn nguồn trong nội dung văn bản (bài báo, báo cáo, sách) bằng chữ số đặt trong dấu ngoặc vuông. Số của tài liệu tham khảo là thứ tự xuất hiện của tài liệu trong văn bản.Danh mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản được xếp theo số thứ tự của tài liệu tham khảo đã chú dẫn trong văn bản.

2.2. Một số quy cách trích dẫn tài liệu tham khảo ngay trong văn bản 

TLTK đã trích dẫn, sau đó được trích dẫn lại thì vẫn giữ nguyên số thứ tự đã dùng ở lần đầu.Chữ số chú dẫn nguồn TLTK được đặt trong 2 dấu ngoặc vuông, nếu nằm ở cuối câu thì đứng trước dấu chấm câu. Ví dụ: <1>.Khi trích dẫn từ 2 TLTK trở lên, giữa các tài liệu cách nhau bằng dấu phẩy, Ví dụ: <2, 10>Với nhiều tài liệu liên tục, dùng dấu gạch ngang giữa TLTK đầu và cuối, Ví dụ: <2-5>.Trường hợp trích dẫn trực tiếp nguyên văn hoặc cần thiết chỉ rõ vị trí trích dẫn, ghi thêm số trang vào sau chữ số thứ tự, Ví dụ: <4, tr.97>.

Ví dụ trích dẫn TLTK trong văn bản theo IEEE

Ví dụ 1: Theo thống kê, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc năm 2000 là 1641 dự án, với số vốn hiệp định 3,68 tỷ USD và vốn thực hiện là 2,92 tỷ USD, đến năm 2005 đã lên tới 65,3 tỷ USD và năm 2007 là 70 tỷ USD <1>.

Ví dụ 2: Các khảo sát gần đây của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam <6, 9> đã cho thấy tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn vào các ngành công nghiệp ở nước ta rất lớn. Chẳng hạn, ngành sản xuất bia có thể tiết kiệm 60 – 75% nước, 40 – 60 % điện; ngành dệt có khả năng tiết kiệm 70% nước, 10-50 % điện; ngành giấy có thể tiết kiệm 70-90% nước và 20-25% điện.

2.3. Quy cách ghi TLTK trong danh mục liệt kê

2.3.1. Quy cách 

STTTrường hợpNội dung
1

Với sách

Tên tác giả (các tác giả hoặc tác giả tập thể), Tên sách in nghiêng, lần xuất bản (Nếu không phải lần đầu). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Năm.

2

Với 1 chương trong sách

Tên tác giả (các tác giả) của chương sách, “Tên chương”, trong Tên sách in nghiêng, lần xuất bản (Nếu không phải lần đầu), Tên chủ biên, Chủ biên. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Năm, trang số.

3

Với bài báo trên tạp chí khoa học

Tên tác giả (các tác giả) bài báo, “Tên bài báo,” Tên tạp chí in nghiêng, tập, số, trang số, năm. DOI: xx.xxxxxxxxxx (nếu có)

4

Với bài trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị

Tên tác giả (các tác giả) bài viết, “Tên bài viết,” trong Tên kỷ yếu hội thảo, nơi tổ chức, năm tổ chức in nghiêng , Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, năm xuất bản, trang số.

5

Với bài trên báo chí

Tên tác giả (các tác giả), “Tên bài báo,” Tên tờ báo in nghiêng (ngày tháng năm xuất bản), trang số.

6

Với luận văn, luận án

Tên tác giả, “Tiêu đề luận văn/luận án in nghiêng,” Luận án tiến sĩ/Luận văn thạc sĩ, Cơ sở đào tạo, Địa điểm, Năm in luận văn/luận án.

7

Với tài liệu từ Internet

2.3.2. Cách ghi tên tác giả trong TLTK

Đối với người nước ngoài

Quy tắc: Các chữ cái đầu của phần tên, tên đệm viết hoa kèm dấu chấm, họ viết đầy đủ.

Ví dụ: Donald John Trump – khi ghi Tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê là D.J. Trump

Đối với người Việt

Quy tắc: Tên, các chữ cái đầu của họ và tên lót viết hoa kèm dấu chấm.

Ví dụ: Nguyễn Bá Hưng – khi ghi Tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê là N.B. Hưng

Đối với từ 2 tác giả trở lên:Khi có 2 tác giả: Ghi cả 2 với từ nối “và” ở giữa (“and” trong Tiếng Anh)Khi có từ 3-5 tác giả: Ghi tất cả tên tác giả với từ nối “và” (“and”) trước tác giả cuối.Từ 6 tác giả trở lên: Chỉ ghi 3 tác giả và tác giả cuối, ở giữa dùng dấu 3 chấm “…”

2.3.3. Sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo được xếp thứ tự tăng dần theo số thứ tự xuất hiện trong văn bản.Nên định dạng sao cho các số thứ tự ở chế độ “hanging” (tức hàng thứ hai trở đi trong mỗi tài liệu lùi vào thẳng hàng với dòng đầu tiên).

2.3.4. Tài liệu tham khảo bằng ngôn ngữ khác Latin.

Với các TLTK bằng ngôn ngữ khác Latin (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng ẢRập,…) có thể xử lý theo 2 cách:

Nếu không có bộ gõ tương ứng, phiên âm sang tiếng Latin, đặt phần dịch tên (sách, bài báo,…) sang tiếng Anh hay tiếng Việt trong ngoặc vuông.

Ví dụ: <20> Y. Najm, “Al-qissah fi al-adab Al-Arabi al-hadith , Beirut: Dar AlThaqafah, 1996.

Nếu có bộ gõ chữ tương ứng, chỉ phiên âm tên các tác giả sang tiếng Latin, đặt tên gốc trong ngoặc vuông, các thông tin xuất bản khác giữ nguyên ngôn ngữ gốc.

Ví dụ: <21> X. Lizhi <谢丽芝>, “汉语人体成语的认知机制研究, 硕士论文曲阜师范大学”, 2012.

Ví dụ liệt kê danh mục TLTK theo IEEE

*

2.4. Ưu điểm và hạn chế của kiểu trích dẫn IEEE

Ưu điểm Dễ thao tác khi viết (trích dẫn đến đâu, bổ sung danh mục và đánh số đến đó)Ít làm tăng độ dài văn bảnMỗi TLTK ứng với một con số, sẽ đơn giản hơn ở trường hợp các TLTK của cùng tác giả, cùng năm xuất bảnHạn chế Phức tạp khi chèn một TLTK vào giữa chừng (các TLTK phía sau sẽ phải tăng lên 1 số).3. Trích dẫn Tài liệu tham khảo kiểu MLA

Phong cách trích dẫn kiểu MLA (Modern Language Association – Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại) là một trong những phong cách trích dẫn phổ biến nhất được sử dụng bởi sinh viên và học giả.

3.1. Nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc cơ bản của trích dẫn kiểu MLA

Dẫn nguồn trong nội dung văn bản (bài báo, báo cáo, sách) bằng tên tác giả và số trang, đặt trong ngoặc đơn.Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC của họ tác giả

3.2. Một số quy cách trích dẫn tài liệu tham khảo ngay trong văn bản

Đặt nguồn trích dẫn ngay sau phần nội dung được trích dẫn trực tiếp hoặc diễn giải lại (sử dụng từ tín hiệu)Nếu đã sử dụng Tên của tác giả ở phần nội dung thì không lặp lại ở trích dẫn

Ví dụ: Theo Smith và Morrison, MLA là phong cách trích dẫn phổ biến thứ hai (17-19)

Trích dẫn in-text phải khớp với trích dẫn đầy đủ trong danh mục TLTK, chứa từ đầu tiên trong phần danh mục TLTK (thường là tác giả, số trang hoặc khoảng trang)Các trường hợp khác:

STT

TRƯỜNG HỢP

Quy cáchVí dụ
1Chỉ có 1 tác giả

Ghi tên tác giả và số trang, dùng ngoặc đơn

– (Moore 37)
2Có 2 tác giả

Ghi cả 2 tên tác giả và thêm số trang tham khảo của tác giả đó

– (Moore và Patel 48–50)
3Có từ 3 tác giả trở lên

Chỉ ghi tên tác giả đầu tiên kèm theo cụm từ “và nnk.” (nnk: những người khác) tương ứng “et al.” trong tiếng Anh.

– (Moore et al. 59, 34)
4Không rõ tác giả

Ghi đầy đủ tên tác phẩm in nghiêng, tên viết gọn nằm trong ngoặc kép hoặc tên bài/trang web trong ngoặc kép thay thế tên tác giả

– A Guide to Citation nói rằng “…” (189) hoặc (A Guide to Citation 189).

– “MLA Citation Guide” nói rằng “…” (189) hoặc (“MLA Citation Guide” 189).

5Tác giả có cùng họGhi thêm chữ cái đầu của tên

– (J. Mitchell 74) và (M. Mitchell 35-37)

3.3. Quy cách ghi tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê

Danh mục tài liệu tham khảo bắt đầu trên trang mới, nằm ở cuối bài nghiên cứuCác mục phải cách nhau 1 dòng trắngNếu 1 tác giả có nhiều tác phẩm, tham chiếu đầu tiên phải ghi tên đầy đủ, các tham chiếu sau thay tên bằng “—–.”Sắp xếp theo thứ tự ABC của họ tác giảCách dòng thứ 2 trở về sau của cùng 1 mục phải được lùi đầu dòng 0,5 inch so với lềChứa đầy đủ các tham chiếu đã được dùng trong bài nghiên cứuMột số trường hợp cụ thể
STTTrường hợpNội dung
1

Với sách

Tác giả. Tên sách viết hoa chữ cái đầu mỗi từ và in nghiêng. Lần xuất bản, Nơi xuất bản: Tên nhà xuất bản, năm xuất bản. Phương tiện xuất bản.

2

Với 1 chương trong sách

Tác giả. Tên sách viết hoa chữ cái đầu mỗi từ và in nghiêng. Lần xuất bản, Nơi xuất bản: Tên nhà xuất bản, năm xuất bản. Phương tiện xuất bản.

3

Với bài báo trên tạp chí 

Tác giả. “Tên bài báo viết hoa chữ đầu tiên mỗi từ.” Tên tạp chí viết hoa chữ cái đầu mỗi từ và in nghiêng. Số phát hành (Năm xuất bản): Số trang. Phương tiện xuất bản.

Ví dụ liệt kê danh mục TLTK theo MLA

Glimmerveen, Ben. “Marketing On The Web.” E-Commerce Magazine3 (2007): 2-5. Print.

Anh Vy. “Lo Âu Chim Yến Nhiễm H5N1.” Tuổi Trẻ (2013): 18.

Xem thêm: 1 Thai Ba Bảo Papa Tổng Tài Siêu Mạnh Mẽ Full), Một Thai Ba Bảo: Papa Tổng Tài Siêu Mạnh Mẽ

Espicokhan, Jamahl. “Confession ofCloset Trekkie.” Jammer’s Reviews.N.p., 20 Feb.2004. Web.15 Mar.2010

Darwin, Charles. “Among the Fuegians.” The Greatest Exploration Stories Ever Told.