Axit nitric HNO3 có những tính chất hoá học và tính chất vật lý đặc trưng gì? Bài viết dưới đây của magdalenarybarikova.com sẽ tìm hiểu chi tiết nhất nhé!
Trong các loại hóa chất nổi bật, axit nitric là hợp chất hoá học phổ biến trong đời sống hiện nay. Vậy tính chất hóa học của HNO3 là gì. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây với magdalenarybarikova.com nhé!


Axit nitric HNO3 là gì?

Axit nitric HNO3 là gì?

Axit nitric HNO3 là hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3. Axit nitric HNO3 thường được xem làm một dung dịch nitrat hidro hay còn được gọi là axit nitric khan. Loại axit này được hình thành trong tự nhiên, do trong những cơn mưa do sấm và sét tạo thành.

Bạn đang xem: Các tính chất hóa học của hno3 là


*

Tính chất là gì? 5 tính chất cần biết trong hóa họcTính chất hóa học của nước? Vai trò của nước trong đời sống

Tính chất hóa học của HNO3

HN03 được biết như một tính axit và oxy hóa cực mạnh. Trong nội dung cụ thể dưới đây, magdalenarybarikova.com sẽ đi chi tiết từng tính chất hóa học của HNO3 nhé!

HNO­3­ là một axit mạnh

Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.Tác dụng với oxit bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O:2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2OTác dụng với bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O:HNO3 + KOH → KNO3 + H2OTác dụng với muối (trong muối kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối mới + axit mới:2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO­3­)2 + CO2↑ + H2OKết luận: HNO3 là một axit mạnh (do HNO3 phân ly thành H+ và NO3-).

HNO3 là chất oxi hóa mạnh

Axit nitric tác dụng với kim loạiHNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối nitrat + H2­O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).M + HNO3 → M(NO3)n + H2O + NO2 (NO, N2O, N2, NH4NO3)


Theo áp dụng tính chất hóa học của HNO3, ta có PTHH sau:Cu + 4HNO3(đ) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O3Cu + 8HNO3(l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2OSản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,…) → NO;Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,…) thì N bị khử xuống mức càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).

Lưu ý: Nếu cho Fe hoặc hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn dư kim loại → trong dung dịch Fe thu được chỉ ở dạng muối Fe2+. HNO3 đặc nguội thụ động với Al, Fe, Cr.Tác dụng với phi kim → NO2 + H2O + oxit của phi kimKhi đun nóng HNO3 đặc có thể tác dụng với phi: C, P, S,…(trừ N2 và halogen). Theo áp dụng tính chất hóa học của HNO3, ta có PTHH sau:S + 6HNO3(đ) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O


Tác dụng với các chất khử khác (oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất,…).H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt (II),… có thể tác dụng với HNO3 nguyên tố bị oxi hoá trong hợp chất chuyển lên mức oxi hoá cao hơn.Theo áp dụng tính chất hóa học của HNO3, ta có PTHH sau:3FeO + 10HNO3(đ) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O3H2S + 2HNO3(đ) → 3S + 2NO + 4H2ONhiều hợp chất hữu cơ như giấy, vải, dầu thông,… bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.

Xem thêm: Vì Sao Nói Toàn Cầu Hóa Vừa Là Thời Cơ Vừa Là Thách Thức Đối Với Các Nước Đang Phát Triển


Hy vọng các bạn biết được HNO3 là gì và các tính chất hóa học của HNO3. Đừng quên share và follow bài viết để magdalenarybarikova.com có thêm động lực chia sẻ kiến thức nữa nhé.